Cho dù bạn đang khởi nghiệp truyền thống hay trực tuyến, có rất nhiều công việc chuẩn bị cần làm trước đó, chẳng hạn như cách xây dựng website bán hàng của bạn, cửa hàng truyền thống nên đặt ở đâu, cách lấy nguồn cung, có nên lắp đặt hệ thống POS hay không,… Tuy nhiên, bên cạnh tất cả những điều này, điều quan trọng nhất cần phải chuẩn bị đó là tâm lý của bạn.

Khởi nghiệp nghĩa là bạn có thể từ bỏ nhiều thứ trong cuộc sống, chẳng hạn như một công việc ổn định, cơ hội thăng tiến ở công ty, mất tự do tài chính và nợ nần chồng chất. Khởi nghiệp không khác gì đánh bạc và nếu bạn đã quyết định làm như vậy, khi bắt đầu, công việc kinh doanh có thể sẽ chi phối cuộc sống của bạn; vì vậy hãy đảm bảo rằng những gì bạn đang làm là đủ thú vị và thách thức, nhưng đồng thời cũng không nên hoàn toàn nằm ngoài khả năng chuyên môn của mình.

1. Tự đặt câu hỏi cho bản thân.

Khởi nghiệp có thể cực kỳ khó khăn và đáng sợ, có quá nhiều điều bạn chưa biết. Nhưng nếu bạn vẫn đang cân nhắc trở thành ông chủ của chính mình, hãy tự hỏi chính mình những câu hỏi dưới đây và xây dựng một tầm nhìn rõ ràng cho doanh nghiệp của bạn.

Tại sao bạn chọn ngành này?

Biết được lý do tại sao bạn dành thời gian và năng lượng để kinh doanh sản phẩm của mình là rất quan trọng. Nó giúp bạn tiếp tục với đam mê và phấn đấu để trở nên tốt hơn trong số các đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn không nhiệt tình với sản phẩm của chính mình, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

Bản thân khởi nghiệp là một rủi ro

Cho dù doanh nghiệp của bạn bắt đầu bằng cửa hàng truyền thống hay trực tuyến thì rủi ro lớn nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là không có khách hàng xuất hiện, sự thật là – không có gì tự bán được. Vì vậy, hãy chuẩn bị một kế hoạch cẩn thận về tiếp thị, tài chính và nhiều hơn thế nữa. Thị trường và thị hiếu khách hàng rất dễ thay đổi, với việc xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh mạnh có thể làm cho thị phần của bạn bắt đầu bị cắt giảm; để giữ cho ước mơ của bạn tồn tại, hãy cố gắng hết sức để lường trước mọi rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch dự phòng để đối phó với chúng.

Lợi thế cạnh tranh của bạn khi khởi nghiệp là gì?

Điều quan trọng là phải trả lời được lý do tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn thay vì của đối thủ cạnh tranh. Đó có thể là chất lượng sản phẩm, dịch vụ, danh tiếng hoặc thậm chí là vị trí cửa hàng của bạn. Khi khách hàng sản phẩm, họ cũng đang mua lợi ích mà nó mang lại cho họ. Đó có thể là do sản phẩm của bạn giải quyết được nhu cầu của khách hàng hoặc giúp cho họ cảm thấy tốt hơn. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về lợi thế của đối thủ cạnh tranh mang lại cho khách hàng của bạn.

2. Tìm hiểu đối tượng mục tiêu.

Ai sẽ trả tiền cho sản phẩm của bạn? Điều này cần phải được làm rõ. Khi bạn kinh doanh, bạn phục vụ cho một phân khúc khách hàng cụ thể và bạn càng xác định rõ đối tượng mục tiêu của mình thì bạn càng có cơ hội tìm cách tiếp cận với họ thông qua các chiến dịch tiếp thị.

Ví dụ: đối với quần áo, phân loại phổ biến là quần áo nam, quần áo nữ, trang phục trẻ em và phụ kiện. Hơn nữa, chúng ta có thể phân chia chúng theo phong cách. Điều này sẽ giúp cho bạn biết việc xác định đối tượng mục tiêu là quan trọng như thế nào.

Nếu bạn vẫn đang đấu tranh với cách xác định đối tượng mục tiêu của mình, đây là một số mẹo để bạn làm theo. Bước đầu tiên là hiểu họ là ai ở cấp độ nhân khẩu học về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tình trạng kinh tế,…

Sau khi bạn đã xác định nhân khẩu học của họ, đã đến lúc tìm hiểu sâu hơn về danh tính của họ về con người, giá trị, thái độ, lối sống, sở thích,… Hay được được gọi là “tâm lý học.”

Bây giờ bạn đã xác định và tìm hiểu thêm về đối tượng chính của mình, bạn có thể điều chỉnh thông điệp thương hiệu để đảm bảo rằng câu chuyện của bạn sẽ phù hợp với từng nhóm. Trong quá trình này, cũng có thể hữu ích khi tham khảo đối thủ cạnh tranh.

3. Bạn hỗ trợ doanh nghiệp của mình như thế nào?

Sự thật là mô hình Khởi nghiệp khác nhau thì chi phí kinh doanh sẽ  khác nhau. Sự chuẩn bị là cần thiết và chi phí kinh doanh của bạn cũng dựa trên loại kênh bán lẻ mà bạn định kinh doanh, đó là: Cửa hàng thương hiệu trực tuyến, thị trường trực tuyến hay cửa hàng truyền thống. Bên cạnh chi phí dựa trên mô hình kinh doanh thì bạn cũng cần phải chuẩn bị một dòng tiền kha khá. Hơn nữa, bạn nên phác thảo mô hình tài chính của mình một cách chi tiết, bao gồm chi phí khởi động, dự kiến tài chính hoặc xin tài trợ từ các nhà đầu tư.

Dòng tiền bạn chuẩn bị phải đủ để hỗ trợ doanh nghiệp trong ít nhất sáu tháng bởi vì, trong giai đoạn đầu, bạn sẽ dành nhiều thời gian vào việc thu hút khách hàng, sửa đổi chiến lược tiếp thị và thử nghiệm phản ứng của thị trường. Hơn nữa, dòng tiền của bạn cho phép bạn thanh toán các hóa đơn tiền thuê nhà, thiết bị, thuê nhân viên và nhiều chi phí không lường trước được trước khi bạn hoàn thành mục tiêu.

4. Chuẩn bị và Quản lý

Bạn sẽ phải thực hiện các công việc khác nhau trong giai đoạn đầu khởi nghiệp. Chẳng hạn như đăng ký kinh doanh, liên hệ với nhà cung cấp, xin thẻ tín dụng doanh nghiệp, v.v. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ không trở nên tốt hơn sau khi bạn bắt đầu khởi nghiệp. Lúc đó, bạn sẽ phải giải quyết các khiếu nại của khách hàng, hoàn tiền cho đơn đặt hàng lỗi, quản lý tồn kho,… Trong suốt quá trình này, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều quyết định kinh doanh:

  • Kênh bán lẻ: Cửa hàng truyền thống, Thương mại điện tử có thương hiệu (branded e-Commerce), thị trường Thương mại điện tử (marketplace e-Commerce), v.v.
  • Bạn đang hợp tác với những nhà cung cấp và nhà sản xuất nào;
  • Bạn đang cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và phương thức thanh toán nào cho khách hàng của mình;
  • Bạn chọn vị trí cửa hàng ở đâu, nhà xây dựng website và thiết bị nào,..
  • Xử lý Tồn kho và quản lý cửa hàng như thế nào? Với hệ thống quản lý O2O, hệ thống POS hoặc các hệ thống khác;
  • Đưa ra các Quy trình thao tác chuẩn (SOP) về cách giải quyết khiếu nại cho khách hàng, quy trình đổi trả hàng, bổ sung hàng hóa, v.v.
  • Các vấn đề pháp lý và nhiều hơn nữa như việc đặt tên,…

Bên cạnh những điều này, bạn sẽ phải làm việc với những hóa đơn thanh toán, tính toán doanh thu và chi phí, v.v. hàng ngày. Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, quá trình sẽ diễn ra suôn sẻ hơn và không còn khó khăn như thời điểm ban đầu.

5. Bán hàng và Tiếp thị

Khi doanh nghiệp của bạn đang hoạt động, bạn sẽ muốn có nhiều khách hàng và đơn đặt hàng hơn. Bất kể thông qua kênh bán lẻ nào, quảng cáo và khuyến mại là những cách tuyệt vời để mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Tìm ra lợi thế của bạn và tạo ra nội dung quảng cáo chất lượng có thể khiến bạn nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh, dưới đây là một số điều bạn có thể cân nhắc khi tạo quảng cáo:

  • Đối tượng của bạn là ai và sở thích của họ là gì?
  • Tại sao mọi người nên mua hàng của bạn?
  • Điều gì khiến bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh?
  • Lợi thế lớn nhất của bạn là gì?
  • Bạn cung cấp các loại dịch vụ và sản phẩm nào?
  • Bạn muốn truyền tải loại hình ảnh thương hiệu nào?

Những câu hỏi này cũng có thể giúp bạn tạo ra một đề xuất có giá trị, cách giải quyết nhu cầu của khách hàng và điểm đặc biệt phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh. Đề xuất giá trị của bạn nên xuất hiện nổi bật trên trang đích và trong mọi chiến dịch tiếp thị.

Để có được khách hàng, sự khác biệt của sản phẩm là yếu tố quan trọng. Hãy đặt suy nghĩ của mình ở vị trí của khách hàng và hiểu những “điểm cần” và “điểm đau” của họ. Nhìn chung, khách hàng thích mua hàng của các thương hiệu cung cấp sản phẩm rẻ hơn nhưng chất lượng. Tuy nhiên, giảm giá không phải là chiến lược lâu dài và có thể gây tổn hại cho thương hiệu của bạn.

Ghi chú:

Một số doanh nghiệp bắt đầu như một doanh nghiệp truyền thống – có một cửa hàng thực cho khách hàng ghé thăm và sau đó mở rộng sang mảng thương mại điện tử hoặc ngược lại. Việc tích hợp giữa cửa hàng trực tuyến và ngoại tuyến đem đến trải nghiệm mua sắm mới cho khách hàng. Giờ đây, người tiêu dùng có thể nhận được thông tin cập nhật thương hiệu và thông tin khuyến mãi ngay tại nhà mà không cần phải đến trực tiếp cửa hàng. Ngoài ra, đa kênh cho phép tích hợp giữa dịch vụ khách hàng, bán hàng, kiểm kê và lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp,… trên cùng một kênh duy nhất. Điều này giúp cung cấp chất lượng dịch vụ và sản phẩm cao nhất cho khách hàng của bạn.

Facebook Plugins

  •