Dưới đây là những dữ liệu cần chú ý:

Tính đến tháng 3 năm 2019, Facebook có trung bình 2.38 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.

42% các marketers báo cáo rằng Facebook là một nền tảng/yếu tố quan trọng đối với hiệu suất kinh doanh của họ.

52% người tham gia một nghiên cứu marketing cho biết họ đã tìm ra ra một sản phẩm mới mà họ muốn mua trên Facebook.

Từng là một nền tảng truyền thông xã hội và giờ đây cũng trở thành nơi quen thuộc cho vô vàn người bán, Facebook có thể cho phép bạn nhắm mục tiêu chính xác đến những người mua tiềm năng của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn mọi thứ bạn cần biết về bán hàng trên Facebook – quảng cáo Facebook (Facebook Ads) và bài viết được quảng cáo (boosted post), cách thiết lập quảng cáo Facebook và cách đánh giá kết quả quảng cáo Facebook của bạn.

#1: Nhận biết sự khác biệt giữa quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads) và bài đăng được quảng cáo (boost post) 

Nếu đang bán hàng với SHOPLINE thì có thể bạn đã có một trang fanpage Facebook cho thương hiệu của mình và quen thuộc với các chức năng của nó. Nếu bạn không quen với việc quảng cáo Facebook, cách nhanh nhất để quảng bá bài đăng không phải trả tiền của bạn là “tăng cường” các bài đăng (boost post).

Bài đăng được quảng cáo (boosted post)

Boost Post là một loại hình phụ của quảng cáo Facebook; nó chỉ đơn giản là một bài đăng trên Facebook đã được hỗ trợ để tiếp cận lượng khán giả lớn hơn. Khi được “tăng cường”, nó sẽ trở thành một bài đăng Facebook được trả tiền, “được tài trợ”, sẽ xuất hiện cao hơn trên News Feed của đối tượng mục tiêu của bạn. Bằng cách này, lưu lượng truy cập vào trang / website bán hàng của bạn dự kiến sẽ tăng lên.

Đây là cách đơn giản nhất để quảng cáo trên Facebook. Tuy nhiên, boost post khác với quảng cáo Facebook vì chúng không được tạo trong Trình quản lý Quảng cáo (Ads Manager), do đó thiếu các tính năng tùy chỉnh và và các tuỳ chọn nhắm mục tiêu khá hạn chế.

“Vậy thì cách tốt nhất để tăng tần suất xuất hiện trên Facebook là gì?” Đáp án rất đơn giản. Hãy tạo quảng cáo bằng Trình quản lý quảng cáo của Facebook (Ads Manager).

Quảng cáo trên Facebook (Facebook Ads)

Facebook Ads cung cấp nhiều tùy chọn hơn cho các doanh nghiệp quảng cáo trên Facebook so với quảng cáo bài viết (boost post). Một số lợi thế chính của nó bao gồm: đặt nhiều mục tiêu, khả năng xây dựng hồ sơ đối tượng tùy chỉnh, thêm “lời gọi hành động” (call-to-action) vào bài đăng của bạn, các tùy chọn nhắm mục tiêu và vị trí bổ sung, cũng như báo cáo toàn diện.

Những lợi thế bổ sung này sẽ không chỉ giúp bạn thu hẹp đối tượng thành khách hàng lý tưởng, giới thiệu doanh nghiệp của bạn theo cách gây được tiếng vang với khách hàng mà còn giúp xác định ROI cho các chiến dịch quảng cáo của bạn.

#2: Thiết lập quảng cáo Facebook

Trong phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước về cách thiết lập quảng cáo Facebook đầu tiên và hướng dẫn bạn một số thuật ngữ mà bạn có thể không quen thuộc.

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Trình quản lý Doanh nghiệp (Business Manager) và nhấp vào Trình quản lý quảng cáo (Ad Manager) + Tạo (Create)

Bước 2: Chọn mục tiêu quảng cáo

Facebook chia mục tiêu thành ba danh mục – Mức độ nhận biết, Cân nhắc và Chuyển đổi – với các tùy chọn khác nhau dưới mỗi loại.

“Mức độ nhận biết” nhằm mục đích tạo ra sự quan tâm đến những gì bạn cung cấp.

“Cân nhắc” được sử dụng để tiếp cận những người có thể quan tâm đến những gì bạn cung cấp và có khả năng muốn tham gia hoặc khám phá thêm thông tin.

“Chuyển đổi” nên được sử dụng khi bạn muốn nhiều người đăng ký, tải xuống, mua hoặc truy cập website bán hàng của bạn. Việc chọn chuyển đổi làm mục tiêu là phổ biến nhất ở những người bán hàng trực tuyến.

Không có câu trả lời đúng và sai khi chọn mục tiêu quảng cáo của bạn. Hãy chọn mục tiêu phù hợp nhất cho chiến dịch của bạn.

Lưu ý: Trước khi chọn mục tiêu quảng cáo, hãy đảm bảo bạn biết Facebook Pixel là gì và đã cài đặt nó trên website bán hàng của bạn để theo dõi chuyển đổi, nhắm mục tiêu lại (retargeting) và thu thập dữ liệu. Xem hướng dẫn chi tiết về cách cài đặt và sử dụng tại đây.

Bước 3: Tạo đối tượng tùy chỉnh

Bây giờ bạn có thể tung quảng cáo của mình cho hàng nghìn người xem; và hãy bắt đầu với việc thiết lập hồ sơ của đối tượng mong muốn dựa trên đặc điểm nhân khẩu học và địa lý.

Quảng cáo Facebook có thể là một hố tiền nếu bạn không chi tiêu khôn ngoan cho đối tượng mục tiêu của mình và trường hợp xấu nhất sẽ là lãng phí ngân sách vào những khách hàng không quan tâm đến sản phẩm của bạn. Bạn cũng nên xây dựng và nhắm đến hồ sơ đối tượng mong muốn của mình dựa trên những sở thích đặc biệt ví dụ như thưởng thức rượu, trò chơi board game, v.v.

Bước 4: Quyết định nơi chạy quảng cáo

Nơi bạn chạy quảng cáo của mình được gọi là “vị trí quảng cáo” (placement). Vị trí quảng cáo giúp bạn tiếp cận nhiều hơn những người bạn quan tâm. Bên cạnh Facebook, quảng cáo của bạn cũng có thể xuất hiện trên Instagram, Audience Network và Messenger.

Bước 5: Đặt ngân sách quảng cáo và chọn chiến lược đặt giá thầu

Đặt ngân sách phù hợp rất quan trọng cho sự thành công của bạn và Facebook cung cấp cho bạn hai tùy chọn ngân sách cho quảng cáo:

Ngân sách hàng ngày cho phép Facebook tự động tối ưu hóa việc phân phối quảng cáo của bạn trong suốt cả ngày. Trong khi Ngân sách trọn đời chia tổng ngân sách chiến dịch, nhiều hơn hoặc ít hơn, đồng đều cho các ngày trong chiến dịch.

Bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều nhà quảng cáo trên Facebook; Đặt giá thầu quảng cáo Facebook hoạt động trên cơ sở đấu giá và đưa ra hai chiến lược đặt giá thầu.

Chi phí thấp nhất so với Đặt giá thầu chi phí mục tiêu

Với chiến lược giá thầu Chi phí thấp nhất, Facebook sẽ cố gắng cung cấp cho bạn mức chi phí thấp nhất có thể cho mỗi lần tối ưu hóa và bạn có thể đặt giá thầu để kiểm soát số tiền Facebook sẽ chi. Chiến lược giá thầu Chi phí mục tiêu chỉ khả dụng cho các mục tiêu sau: cài đặt ứng dụng, chuyển đổi, tạo khách hàng tiềm năng, bán hàng theo danh mục. Facebook khuyên bạn nên sử dụng chiến lược giá thầu này để đạt được kết quả ổn định hơn khi chi tiêu của bạn tăng lên.

Bước 6: Tạo nội dung quảng cáo hấp dẫn và xuất bản

Bước cuối cùng là tạo hình ảnh quảng cáo và viết bài cho quảng cáo của bạn. Hình ảnh cực kỳ quan trọng để thu hút sự chú ý của người dùng. Bất kể bạn tạo loại quảng cáo nào, hình ảnh của bạn phải hấp dẫn về mặt thị giác. Hơn nữa, bài viết quảng cáo của bạn phải phù hợp với đối tượng mục tiêu và có “lời kêu gọi hành động” (call-to-action) rõ ràng để khuyến khích mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn.

Bây giờ bạn đã thiết lập tất cả các yếu tố chiến dịch của mình như mục tiêu chiến dịch, ngân sách, quảng cáo sáng tạo (ad creative), bài quảng cáo (ad copy), URL, v.v., bạn đã sẵn sàng nhấp vào nút “Tiếp tục” và xuất bản chiến dịch Facebook của mình.

#3: Cách đánh giá hiệu suất quảng cáo Facebook

Nói chung, đối với một quảng cáo có mục tiêu là tăng lưu lượng truy cập, các chỉ số đo lường mà chúng tôi thường xem xét là CTR và CPC; nếu mục tiêu của quảng cáo là thúc đẩy chuyển đổi, thì chúng ta nên xem xét tỷ lệ chuyển đổi và CPA. Tuy nhiên, kiểm tra các chỉ số đo lường khác, điều chỉnh các thuộc tính khác nhau và thực hiện thử nghiệm A/B để liên tục tối ưu hóa quảng cáo Facebook của bạn cũng rất quan trọng.

Dưới đây là các chỉ số bạn sẽ thấy khi phân tích quảng cáo Facebook của mình:

  • Kết quả (Results) – Số lượng hành động là kết quả của quảng cáo của bạn. Kết quả bạn thấy ở đây dựa trên mục tiêu của bạn (chỉ áp dụng cho các quảng cáo được tạo gần đây).
  • Chi phí cho (Cost Per) – Mức trung bình bạn trả cho mỗi hành động theo mục tiêu của mình.
  • Phạm vi tiếp cận quảng cáo (Ad Reach) – Số người đã xem quảng cáo này.
  • Tần suất (Frequency) – Số lần trung bình mỗi người đã xem quảng cáo của bạn.
  • Số lần nhấp (Clicks) – Tổng số lần nhấp mà quảng cáo này nhận được. Điều này cũng có thể bao gồm lượt thích Trang, lượt tham gia sự kiện và lượt cài đặt ứng dụng đến từ quảng cáo của bạn.
  • Tỉ lệ nhấp chuột vào liên kết (CTR) – Phần trăm số lần quảng cáo của bạn được nhấp vào khi nó được hiển thị.
  • Trung bình giá (Avg. Price) – Giá trung bình bạn trả cho mỗi hành động, mỗi nhấp chuột hoặc mỗi lần quảng cáo được hiển thị 1000 lần.
  • Tổng chi tiêu (Total Spent) – Tổng số tiền bạn đã chi tiêu cho chiến dịch này trong những ngày đã chọn.

Cố gắng kiểm tra các chỉ số đo lường có sẵn cho từng loại quảng cáo của bạn và so sánh hiệu suất của các bài quảng cáo (ad copies), hình ảnh, mục tiêu khác nhau và rút ra kết luận từ dữ liệu. Ngoài ra, hãy thử chia nhỏ dữ liệu của bạn theo những cách mới để có thêm mức độ chi tiết. Cuối cùng, hãy khám phá các cột số liệu khác nhau và đọc chú giải công cụ của chúng để quen với những gì chúng tiết lộ. Khi bạn có một bức tranh rõ ràng về cách quảng cáo của bạn đang hoạt động, bạn sẽ nắm bắt được những cơ hội mới và trở nên khác biệt hơn.

Facebook Plugins

  •