Landing page cho phép người dùng xem qua được toàn bộ nội dung của website, thêm các mặt hàng vào giỏ hàng và thanh toán – trên cùng một trang web. Việc thu hút mua hàng không còn giới hạn ở cửa hàng truyền thống nữa, việc sử dụng landing page chính là công cụ lợi hại để nhà bán hàng có thể sử dụng để tăng tần suất và giá trị của việc mua hàng thông qua cửa hàng trực tuyến của họ.
Mục lục
Vậy bán hàng qua landing page là như thế nào?
Khác với một website chính thức, landing page sử dụng một trang web duy nhất để hiển thị toàn bộ thông tin của website chính. Với thiết kế trên, website landing page đã mang lại cho khách hàng đủ thông tin họ cần tìm kiếm chỉ với vài lần lướt trên màn hình. Sở hữu một thiết kế gọn gàng và vừa mắt, loại website này giúp người dùng điều hướng rất dễ dàng, người mua hàng không còn phải chuyển hướng đến nhiều trang phụ như giới thiệu về chúng tôi, thanh toán, trang giới thiệu sản phẩm, v.v. như các cửa hàng trực tuyến thông thường.
Ưu và nhược điểm của landing page
Ưu điểm
1. Nhanh chóng và trực quan
Tính năng ưu việt của loại cửa hàng này chính là tính tiện lợi của nó. Khi các nhà bán hàng thực hiện tiếp thị kỹ thuật số, việc hiển thị các tính năng nổi bật của sản phẩm và các phím bấm tương tác có thể làm tăng tỷ lệ chuyển đổi cho web bán hàng chính của họ hoặc tạo ra được các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, khi sử dụng thiết kế một trang web cho tất cả tính năng bán hàng, người dùng có thể kết hợp toàn bộ ảnh sản phẩm, văn bản, video và giỏ hàng chỉ trên một trang tương tác duy nhất. Thông qua việc sử dụng cửa hàng như thế này, khách hàng có khả năng thanh toán sản phẩm ngay lập tức và hạn chế việc chuyển hướng, có thể dẫn đến tỷ lệ rời khỏi trang web cao.
2. Tập trung vào từng sản phẩm
Hiện nay các doanh nghiệp chọn thiết kế landing page nhiều hơn là tạo dựng một website nhiều trang như thông thường. Lý do hiển nhiên đó là landing page có được sự sắp xếp khoa học các nội dung và hướng khách hàng tập trung vào thông tin quan trọng nhất. Có rất nhiều sản phẩm trên trang bán hàng của mỗi người nhưng chỉ có một vài người bán hàng có thể nổi bật giữa những đối thủ cạnh tranh khác. Nếu bạn đang cố gắng tăng doanh số bán hàng cho những sản phẩm phổ biến này, thì việc sử dụng landing page là công cụ tuyệt vời để đánh trực tiếp vào tâm lý người mua hàng, giúp họ đưa ra quyết định nhanh hơn để mua hàng.
Nhược điểm
1. Không tốt cho SEO
Với quá ít nội dung trên landing page, đa số các từ khóa thường bị bỏ qua — trong khi đó SEO chủ yếu dựa vào từ khóa. Các website chuẩn SEO thường có đủ liên kết cần thiết và landing page hoàn toàn trái ngược vì bị hạn chế trong việc cung cấp đủ liên kết bên ngoài. Hơn nữa, thiết kế landing page không phải là lý tưởng cho các nhà bán hàng đang phát triển, vì khả năng mở rộng quy mô bị hạn chế.
2. Thời gian tải trang lâu hơn
Đặt tất cả nội dung của bạn trên landing page khiến cho trang có dung lượng khá lớn và tải chậm. Nhưng như đã nói từ trước, việc tinh giản nội dung và làm cho mọi thứ đơn giản là việc cần làm.
Làm thế nào để tăng doanh số bán hàng hơn từ việc sử dụng landing page?
1. Đặt mục tiêu và xác định đối tượng của bạn
Cũng giống như mọi chiến lược tiếp thị dành cho cửa hàng trực tuyến, khi sử dụng thiết kế landing page, điều quan trọng là phải hiểu mục tiêu và đối tượng của bạn là ai. Nhìn chung, khả năng chuyển đổi thường là mục tiêu chính của các doanh nghiệp trực tuyến và đây là điều cần thiết phải làm. Với việc xác định được mục tiêu rõ ràng, tệp khách hàng hướng đến thì điều này đúng với đặc tính của thiết kế website landing page — nhằm vào mục tiêu quảng cáo một dịch vụ hoặc sản phẩm tại một thời điểm nhất định và có thể xác định khách hàng mục tiêu chính xác hơn. Chính vì điều đó, việc sử dụng website landing page có thể làm giảm đáng kể chi phí quảng cáo và tiếp thị của nhà bán hàng.
2. Tạo dựng bản sao, hình ảnh sản phẩm và video hấp dẫn
Khi bạn đã xác nhận mục tiêu và đối tượng khách hàng phù hợp cho sản phẩm của mình, bước tiếp theo là tạo ra trải nghiệm mua sắm phù hợp cho các khách hàng tìm đến. Không giống như các cửa hàng truyền thống- nơi có thể tạo ra bầu không khí mua sắm thông qua các sự thu hút từ thiết kế nội thất, vị trí sản phẩm, đồng phục bán hàng, v.v. Không ngoại trừ những điều đó, một website bán hàng thông qua landing page có thể tạo được cảm giác hứng thú mua hàng nhờ vào các thiết kế trực quan, các bản sao quảng cáo thú vị- tương tự như web bán hàng chính.
Các tính năng đặc biệt trong cửa hàng trực tuyến landing page của SHOPLINE
1. Khả năng chuyển đổi mượt mà từ web bán hàng đa tầng thông thường sang một giao diện đơn giản và ngăn nắp
Nhìn chung, hầu hết các cửa hàng trực tuyến landing page chỉ chứa một giỏ hàng và hệ thống đặt hàng thay cho một website bán hàng đầy đủ tính năng. Tuy nhiên, việc sử dụng cửa hàng một trang web của SHOPLINE hoàn toàn không ảnh hưởng đến cửa hàng ban đầu của nhà bán hàng. Với cửa hàng landing page này, các sản phẩm có sẵn chỉ cần thêm hình ảnh và video giới thiệu là có thể hoàn thiện trang bán hàng của bạn, bên cạnh đó, việc quảng cáo cái chương trình cũng như là sản phẩm mới hoàn toàn không giới hạn trên đây. Tất cả các cài đặt này có thể được thực hiện nhanh chóng trong bảng điều khiển quản trị của SHOPLINE. Ngoài ra, quy trình thanh toán mới ra mắt của chúng tôi cho phép người bán thanh toán mà không cần chuyển hướng đến các trang web cổng thanh toán của bên thứ ba, điều này có thể có lợi cho tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và tốc độ thanh toán nhanh hơn.
2. Có giỏ hàng riêng, không can thiệp vào bất cứ chức năng nào của cửa hàng trực tuyến chính.
Giỏ hàng trên website landing page của SHOPLINE được hoạt động một cách riêng biệt, nếu khách hàng thêm một mặt hàng vào giỏ từ website landing page, các mặt hàng khác trong giỏ hàng sẽ không bị trộn lẫn với giỏ hàng từ website chính.
3. Giám sát hoạt động của khách hàng, tích hợp với các công cụ tiếp thị dễ dàng
Cũng giống như website bán hàng ban đầu, trong cửa hàng landing page của SHOPLINE, bạn vẫn có thể tích hợp Facebook pixel, Google Analytics và các công cụ tiếp thị khác để theo dõi dữ liệu và hiệu suất bán hàng. Ví dụ: tra cứu tỷ lệ chuyển đổi nhấp chuột để tìm ra vị trí cần tối ưu hóa.
Leave A Comment