Năm 2020, khi dịch Covid bắt đầu lan rộng trên toàn thế giới và cả Việt Nam, một trong những hình thức kinh doanh có thể nói là bùng nổ nhất đó chính là livestream bán hàng. Và dĩ nhiên, hình thức nào cũng sẽ có ưu khuyết điểm khác nhau, làm thế nào để tối ưu hóa tính năng của livestream, hãy cùng SHOPLINE tìm cách giải quyết những vấn đề đó nhé!
Mục lục
1. Tương tác với nhiều khách hàng cùng lúc
So với bán hàng trực tiếp, bán hàng online sẽ giảm thiểu giúp bạn rất nhiều chi phí có thể phát sinh như: mặt bằng, trang trí, nhân viên,… Hơn thế nữa, với sự ra đời của chức năng streaming, bán hàng online có thể thu hút được sự tương tác của rất nhiều người dùng mà không tốn bất cứ một chi phí nào.
Tuy không tốn chi phí là thế, nhưng khi livestream bán hàng, khi có quá nhiều người cùng tương tác một lúc thì khung bình luận hay hộp tin nhắn của bạn sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá tải và bỏ sót đơn hàng. Và vì thế, người ta cần chatbot để không khách hàng nào bị bỏ lại. Chatbot sẽ là người trợ thủ đắc lực có thể giúp bạn trả lời tin nhắn của 10 fanpage cùng 1 lúc, sẽ trả lời bình luận của nhiều người mà không bỏ sót ai cả.
Vậy chatbot bán hàng làm cách nào để thực hiện việc đó?
2. Chốt đơn tự động dựa vào từ khóa
Khi livestream, việc bạn vừa tập trung giới thiệu sản phẩm vừa có thể trả lời được tất cả những câu hỏi của khách hàng là điều dường như không thể. Và với bán hàng online, mỗi một bình luận khách hàng để lại là một đơn hàng tiềm năng mà bạn thu được, việc bỏ sót bao nhiêu bình luận đồng nghĩa với việc lỡ mất bấy nhiêu đơn hàng. Nếu livestream kết hợp với chatbot, SHOPLINE sẽ giúp bạn thiết lập hệ thống từ khóa có sẵn cho mỗi mặt hàng, vì thế chỉ cần bình luận có chứa từ khóa đó, đơn hàng sẽ tự động gửi đến cho khách hàng để xác nhận và chốt đơn ngay. Lúc này, chatbot bán hàng đóng vai trò là một người tư vấn chuyên nghiệp cho những nhu cầu của khách hàng về sản phẩm. Sự tương tác nhanh chóng này sẽ khiến khách hàng có thiện cảm hơn với thương hiệu thay vì cảm giác khó chịu do comment vô tình bị trôi đi mà không nhận được câu trả lời thỏa đáng.
3. Cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa
Thật tuyệt nếu ai đó từng gặp bạn lại nhớ những chi tiết nhỏ về bạn. Nó khiến bạn cảm thấy rằng họ đã thực sự lắng nghe những gì bạn đã nói. Đó chính xác là cảm giác mà chatbot của bạn có thể mang đến cho khách hàng. Không chỉ chào hỏi theo đúng tên khách hàng (tên trên Facebook) và hiển thị được số điện thoại/email, chatbot còn lưu trữ những thông tin từ cuộc trò chuyện cũ với khách. Cá nhân hóa làm cho người dùng cảm thấy được họ đặc biệt, giúp xây dựng niềm tin cho thương hiệu.
Khi vô tình bỏ sót khách hàng trên livestream, việc có chatbot tư vấn ngay lập tức khi khách hàng đó để lại bình luận sẽ giúp thấy thoải mái hơn và được quan tâm hơn từ những chi tiết nhỏ đó.
Như vậy, bạn cần có chatbot bán hàng để lấp vào những khuyết điểm mà livestream vẫn còn đang gặp hạn chế. Livestream kết hợp với chatbot chính là giải pháp chốt đơn hoàn hảo cho bán hàng online mà bấy lâu các shop vẫn luôn tìm kiếm.
Đọc thêm: 5 điều cần lưu ý để livestream bán hàng trên facebook hiệu quả
Leave A Comment