Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mạng xã hội đã ảnh hưởng đến cách thức mua hàng của người tiêu dùng. Họ có thể mua hàng ở nhiều kênh khác nhau như website hoặc sàn thương mại điện tử,.. thay vì mua hàng ở các điểm bán lẻ như trước kia. Đây cũng chính là lý do mô hình bán hàng đa kênh được xuất hiện và mở rộng khắp nơi. Là một người kinh doanh, bạn có biết gì về mô hình này chưa? Hôm nay, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu bán hàng đa kênh là gì và bí quyết triển khai bán hàng đa kênh hiệu quả.

1. Bán hàng đa kênh là gì?

Mô hình bán hàng đa kênh có 2 dạng: Multi-channel và Omni-channel. Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt sự khác nhau của hai dạng này.

  • Multi-channel

Multi-channel có thể được hiểu là mô hình bán hàng bằng nhiều kênh khác nhau, bao gồm cả bán hàng ngoại tuyến và bán hàng trực tuyến. Trong đó, các kênh bán hàng phổ biến nhất là:

–  POS (Point On Sell): Cửa hàng bán lẻ

– Mạng xã hội:  Facebook, Zalo, Instagram,..

– Website: Xây dựng trang web bán hàng

– Ứng dụng di động: Bán hàng trực tuyến trên ứng dụng

– Affiliate: Bán hàng qua đội ngũ cộng tác viên

Multichannel sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn về kênh mua hàng. Tuy nhiên, Multichannel có xu hướng phát triển và tổ chức, phục vụ từng kênh. Lấy ví dụ cho các bạn dễ hình dung: Trong cùng một thương hiệu nhưng kênh bán hàng Facebook sử dụng hệ thống quản lý A; các cửa hàng bán lẻ thì sử dụng hệ thống quản lý B. Tương tự, những kênh bán hàng khác sẽ sử dụng hệ thống quản lý, bộ phận kho và hệ thống vận chuyển tách biệt hoàn toàn. Việc hoạt động riêng lẻ này có thể làm mất đi sự liên kết giữa các kênh với nhau. Dẫn đến việc, đôi khi các chương trình khuyến mãi và những sự thay đổi về thông tin sản phẩm sẽ không được thực hiện đồng bộ và nhất quán giữa các kênh bán hàng. Multi-channel đòi hỏi bạn phải dành ra nhiều thời gian và chi phí để vận hành các kênh bán hàng một cách trơn tru và liền mạch.

  • Omini-channel

Omni-channel là mô hình bán hàng đa kênh tương tự với Multichannel. Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất là các kênh bán hàng có sự liên kết chặt chẽ trong việc quản lý và vận hành. Bạn sẽ lấy khách hàng làm trung tâm, sau đó tạo ra các kênh xoay quanh để gia tăng tối đa trải nghiệm mua hàng đa kênh của khách hàng. Mình sẽ cho các bạn ví dụ về lợi ích của Omni-channel: Khi mua hàng, khách hàng có thể tự do chuyển đổi giữa “chốt đơn” online và “chốt đơn” tại cửa hàng; Khách hàng cũng có thể mua một sản phẩm trên website và đem đến đổi/trả tại cửa hàng bán lẻ một cách dễ dàng, vì thông tin và lịch sử mua hàng đều được đồng bộ trên hệ thống giữa các kênh. Omni-channel sẽ giúp việc quản lý kinh doanh của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được Omni-channel được nhiều nhà bán hàng ưa chuộng và sử dụng hơn. Giải pháp lấy khách hàng làm trọng tâm và kết nối tất cả các kênh bán hàng thành một chuỗi khép kín rất hiệu quả. Tất cả chương trình khuyến mãi, chính sách khách hàng sẽ được áp dụng tại tất cả các kênh. Vì thế, khi khách hàng tiếp cận đến bất cứ kênh bán hàng nào cũng có trải nghiệm đồng nhất.

2. Bí quyết triển khai bán hàng đa kênh hiệu quả.

Vậy thì bạn sẽ tự hỏi,  làm cách nào để áp dụng mô hình này việc kinh doanh của bạn một cách hiệu quả? Điều bạn cần làm trước tiên là xây dựng và tối ưu các kênh bán hàng của mình. Tùy theo đối tượng khách hàng, nguồn lực kinh tế của bạn để chọn những kênh bán hàng phù hợp. Để đảm bảo độ phủ và tăng khả năng tiếp cận khách hàng, bạn nên sử dụng các kênh: Facebook, Zalo, sàn thương mại điện tử, và website bán hàng. Bạn cũng có thể tận dụng thêm điểm bán lẻ nếu có mặt bằng tốt.

Tuỳ vào đặc tính của mỗi kênh, bạn sẽ có những cách tối ưu khác nhau. Nhưng nhìn chung vẫn phải đảm bảo những điều kiện cơ bản như ví dụ như hình ảnh sản phẩm rõ nét, video sinh động, nội dung thu hút và có chứa từ khóa mà khách hàng hay tìm kiếm,… Trên các nền tảng bán hàng đa kênh, bạn cần lưu ý áp dụng đồng nhất các chương trình khuyến mãi và chính sách chăm sóc khách hàng. Điều này đảm bảo trải nghiệm khách hàng luôn được tối ưu nhất. 

Ngoài ra, khi áp dụng mô hình bán hàng đa kênh, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc phản hồi khách hàng. Do các kênh bán hàng được liên với nhau, thế nên bạn sẽ phải phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng và đồng nhất trên tất cả các kênh. Đó chính là lý do vì sao những người bán hàng đa kênh thường sử dụng các phần mềm hỗ trợ bán hàng để tối ưu quy trình quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đọc thêm bài viết: Top 5 kênh bán hàng online cần có hiện nay

3. Phần mềm bán hàng đa kênh hiệu quả

Bán hàng đa kênh thì không thể thiếu phần mềm SHOPLINE. Đây là phần mềm quản lý bán hàng tuyệt vời và cực kỳ hữu ích, hỗ trợ toàn diện cho việc kinh doanh online của bạn. Phần mềm sẽ tích hợp với các kênh bán hàng, giúp bạn dễ dàng quản lý đơn hàng, kho hàng và hệ thống vận chuyển. Phần mềm còn có thể tự động trả lời tin nhắn khách hàng, tự động “chốt đơn”. Để hỗ trợ việc bán hàng, phần mềm còn có tính năng thống kê doanh số, phân tích dữ liệu và báo cáo doanh thu chuyên sâu. Hệ thống của SHOPLINE có thể lưu lại thông tin khách hàng, giúp bạn dễ dàng thực hiện các chiến dịch remarketing, chăm sóc khách hàng hiệu quả. Ngoài việc hỗ trợ quản lý bán hàng đa kênh, SHOPLINE còn được thiết kế thân thiện với người sử dụng, dễ dàng kết nối với các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng,…

Hiện có hơn 250,000 thương hiệu trên khắp Châu Á đang sử dụng phần mềm SHOPLINE.

Bạn có thể trải nghiệm miễn phí 14 ngày khi đăng ký tại đây: HERE

Facebook Plugins

  •