Vừa qua, SHOPLINE đã có cơ hội được phỏng vấn Anh Trí Nguyễn – CEO CMT Entertainment xoay quanh chủ đề livestream bán hàng. Anh tốt nghiệp ngành Đạo diễn và hiện tại đang là MC, người dẫn chương trình và là người hướng dẫn nhiều khóa học Livestream cho các bạn trẻ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc đào tạo các khóa livestream chuyên nghiệp đồng thời hợp tác training kỹ năng livestream với những thương hiệu lớn như Sunhouse, anh Trí đã chia sẻ những góc nhìn mới trong ngành livestream bán hàng cùng những kinh nghiệm quý giá cho những ai muốn gắn bó với nghề livestream.
1. Giới thiệu qua về anh Trí và CMT Entertainment
Xuất thân của anh là ngành Đạo diễn sân khấu truyền hình, tuy nhiên trong suốt thời gian làm nghề thì anh có duyên trong mảng đào tạo kỹ năng như là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nói chuyện trước đám đông. Với xu hướng ngày càng phát triển hơn, đặc biệt là trong dịch bệnh giãn cách vừa rồi thì nhu cầu được chia sẻ, phát trực tuyến như livestream là 1 điều bắt buộc phải làm cho nên CMT ra đời trong hoàn cảnh khá là khó khăn về mọi thứ nhưng mà mọi thứ vẫn đang rất tiến triển từ học tập, kinh doanh offline chuyển sang nền tảng online và CMT ra đời trong những khóa đào tạo livestream đầu tiên trong dịp rất đặc biệt như vậy. Và anh thấy rằng là đó cũng là sứ mệnh mà CMT làm, thứ nhất là các bạn đã từng biết về MC, từng biết về kỹ năng nói chuyện và có sự tự tin trước đám đông.
Tuy nhiên bây giờ khác 1 cái là không có đám đông nữa mà các bạn phải ở nhà làm việc cho tất cả các đơn vị nhãn hàng, tất cả các event, launching, sự kiện chuyển sang online. Như vậy thì lúc đó trên thị trường lại không có một nghề gọi là MC Host Livestream và đó là cái anh nghĩ ra, anh nghĩ là sẽ có 1 nghề mới, update hơn, phiên bản mới hơn của 1 người dẫn chương trình trên nền tảng online và trong đó giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Và anh bắt đầu biên soạn giáo trình sao cho phù hợp với khóa học CMT, ngoài ra việc đào tạo thì CMT vẫn là 1 đơn vị vận hành event về online trên nền tảng livestream và sau này sẽ làm về sự kiện.
2. Sự bùng nổ của livestream bán hàng như thổi 1 làn gió mới cho các doanh nghiệp cũng như các thương hiệu lớn và họ cũng bắt đầu chuyển sang hình thức livestream bán hàng. Vậy với những kinh nghiệm cũng như những chứng kiến các sự thay đổi của livestream thì anh có những đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Theo anh, đây là 1 xu thế và 1 tình trạng bắt buộc khi trạng thái “bình thường mới” được lặp lại, giống như trạng thái mà trước khi chuẩn bị giãn cách. Tất cả các doanh nghiệp khi tìm đến với anh, với CMT trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong suốt mùa dịch vừa rồi, từ quần áo thời trang đến thực phẩm chức năng, tinh dầu, những dòng sản phẩm nến thơm hay nước uống giải khát, bảo hiểm nhân thọ, y tế, các đơn vị giáo dục và rất nhiều các ngành hàng khác họ đều tận dụng nhân viên bán hàng của mình và họ cũng có ‘đặt hàng’ anh để dạy cho họ những khóa đào tạo livestream, training in house, cho nhân viên của họ phải đứng ngay các store livestream vì số lượng không được tập trung đông nè và số lượng đến offline tại cửa hàng không được nhiều nữa cho nên họ sẽ tận dụng nguồn nhân lực sẵn có để vừa bán hàng vừa quản lý shop, vừa livestream trên fanpage. Và theo anh thấy thì xu hướng này rất là cần thiết và đòi hỏi mọi người phải nghiêm túc với công việc này. Đây sẽ là 1 kỹ năng thêm của nhân viên bán hàng trong thời đại của Covid19.
>> Giải mã sức hút của livestream bán hàng trên Facebook
3. Sẽ có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp hay các brand lớn khi livestream bán hàng vì họ đã có 1 chỗ đứng và vị thế nhất định, nên họ sẽ không áp dụng cách livestream tương tự 1 cá nhân nào đó. Vậy theo anh điểm mấu chốt khác biệt giữa 2 tập này là như thế nào?
Có 1 điều anh thấy khá là nghịch lý đó là các doanh nghiệp lớn hay tập đoàn lớn kể cả Tập đoàn Gia dụng lớn là Sunhouse trong mùa dịch vừa rồi anh có cơ hội đồng hành cùng đào tạo livestream cho nhân viên, đại lý của Sunhouse. Thì anh thấy là, với các bạn mà livestream bán hàng ở trên mạng thì công nghệ các bạn rất là giỏi, các bạn tìm hiểu và mày mò rất là nhanh, còn ngược lại với các công ty lớn thì họ lại bị lowtech và bị chậm hơn so với những người bán hàng. Cho nên khi mà họ đến với việc vận hành và đào tạo livestream một cách nghiêm túc thì họ thực sự bị hoang mang, nên có sự chênh lệch khá nhiều ở 2 mặt này.
Với doanh nghiệp họ đến với livestream họ có sự dè chừng, có sự e dè và hoang mang, hoang mang không phải họ không làm được mà họ nghĩ rằng là liệu họ có hấp tấp quá hay không. Họ cũng đang bị mặc định vào việc livestream bán hàng là rẻ tiền, là thấp cấp. Với các nhãn hàng và doanh nghiệp lớn, họ mong muốn sẽ có 1 chương trình livestream bài bản và chuyên nghiệp, phải có kế hoạch nằm trong chiến lược Sales & Marketing tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, kết hợp với chương trình livestream thì mới tạo nên chương trình chuyên nghiệp và xứng tầm với thương hiệu lớn, chứ không đơn giản chỉ live bằng điện thoại hay kiểu truyền thống như các bạn livestream bán hàng ở trên mạng.
4. Với riêng ngành E-commerce hiện nay thì Tiki, Shopee hay Lazada họ đều áp dụng hình thức livestream bán hàng này, theo anh nghĩ điều này sẽ mang đến ý nghĩa gì ạ?
Với các nền tảng livestream bán hàng thì hiện tại CMT cũng rất là tự hào khi đào tạo ra thế hệ đầu tiên idol của Shopee, là học trò của anh. Các bạn đều là sinh viên cả và đã được anh đào luyện cũng như là không ngừng sáng tạo. Và cụm từ hashtag idol livestream của Shopee đã giúp cho các bạn sinh viên có thêm 1 công việc mới mà trước đây chưa có. Chẳng hạn như trước đây các bạn sinh viên thường đi làm phục vụ nhà hàng, bán cà phê, bán quần áo, đi làm thêm thì hiện giờ các bạn sinh viên có thể có thêm nghề mới là làm idol livestream cho các sàn thương mại điện tử và đó cũng là nơi mà CMT tạo ra nguồn nhân lực cho các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt là các bạn MC trẻ, các bạn sinh viên, các bạn hợp với kỹ năng livestream này thì sẽ giúp các bạn có thêm thu nhập, có thêm công việc, và các bạn rất hào hứng với công việc này. Tuổi trẻ thì rất nhiệt huyết và các bạn trẻ thì rất sáng tạo trong xu hướng, bắt trend nè, sự nhanh nhạy, duyên dáng và thông minh của các bạn thì rất là phù hợp với công việc này. Và tất nhiên đây sẽ là ngành vô cùng bùng nổ trong năm 2022 sắp tới, các sàn thương mại điện tử sẽ rất cần nhiều idol livestream như vậy để tăng doanh thu nhanh chóng và thông minh.
5. Bên cạnh các bạn bắt nhanh xu hướng livestream hiện tại thì đâu đó vẫn có những người họ rất muốn livestream bán hàng nhưng họ lại gặp vấn đề là không tự tin, và họ sợ khi lên livestream sẽ bị người ta bàn tán, bị đánh giá một cách tiêu cực thì không biết anh có bí quyết hay cách thức nào để các bạn có thể cải thiện và tự tin khi lên livestream.
Đó là lý do vì sao mà CMT luôn không ngừng phát triển và các khóa học tăng chóng mặt, thậm chí là anh cũng đang trong tình trạng quá tải. Đối với anh việc đào tạo chỉ là một phần của CMT thôi, anh còn nhiều các công việc khác liên quan đến truyền hình và sự kiện nhưng nhu cầu ngành livestream quá lớn và thị trường bắt đầu có những cạnh tranh bới các khóa học livestream như thế này, nhưng 1 điều anh cảm thấy tự hào là vì CMT luôn tạo cho các bạn sự trải nghiệm thực tế và anh luôn làm việc với các nhãn hàng, các thương hiệu để các bạn có cơ hội được tiếp xúc, được tìm hiểu về thương hiệu, về brand sau đó mới đến sản phẩm. Như vậy trong suốt quá trình CMT vận hành và hoạt động, sự chuyên nghiệp và nghiêm túc tại đây sẽ giúp các bạn bớt phần nào lo lắng và tự ti về bản thân, cũng như các bạn hoàn toàn thấy được hiệu ứng và hiệu quả nếu các bạn vượt qua được nỗi sợ chính mình. Các bạn vẫn ao ước được bán hàng ra đơn tức là các bạn vẫn ao ước được nhiều người quan tâm trên nền tảng xã hội. Vậy nếu các bạn không vượt qua được nỗi sợ của chính mình thì các bạn sẽ không làm được công việc này. Đây chính là thử thách lớn nhất, là sự sàng lọc từ ban đầu. Nếu bạn muốn đến với công việc này, muốn nghiêm túc với công việc này thì việc đầu tiên là bạn phải vượt qua chính bản thân mình. Đó cũng là bài học đầu tiên trong khóa dạy MC Host Livestream và anh vẫn thường dạy cho mọi người. Nghề nào cũng có sự khắc nghiệt và đối với nghề livestream bán hàng này, thì khắc nghiệt đầu tiên là vượt qua nỗi sợ.
6. Tuy có người cho rằng họ chửi hay thô tục là họ đang định hình phong cách trên livestream của mình, thì theo anh nghĩ có nên như vậy không hay là mình nên xây dựng 1 hình ảnh tích cực hơn? Bên cạnh đó họ cũng sẽ phản bác rằng là tại sao phải xây dựng hình ảnh tích cực trong khi họ thích xây dựng hình ảnh chửi bới trên livestream như vậy, họ vẫn về được rất nhiều đơn hàng, tuy phải chịu lượng anti công kích nhưng họ vẫn sẽ tiếp tục duy trì và nghĩ đây là phong cách riêng, ‘chất riêng’ nên vẫn tiếp tục. Vậy anh nghĩ điều đó có nên không ạ?
Anh nghĩ đó là sự lựa chọn, quyền tự do phát ngôn của mọi người, bởi vì Việt Nam mình chưa có nhiều Luật và anh nghĩ sắp tới sẽ có, bắt buộc sẽ có về những hành vi, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội và có Pháp Luật quản lý. Anh nghĩ lúc đó chúng ta sẽ biết phải làm gì để thích ứng với công việc này, biết cân chỉnh, sửa hay thay đổi như thế nào để phù hợp. Mọi người cũng biết rằng là ở trên nền tảng mạng xã hội đặc biệt là Livestream thì Bộ thông tin và truyền thông đã bắt đầu có những bộ Luật để xây dựng bởi đây là thông tin truyền thông đại chúng mà, việc phát ngôn của bạn trên mạng xã hội và trên trang cá nhân của bạn là quyền của bạn, nhưng mà ở đâu cũng có những nguyên tắc và sân chơi nào thì cũng có những luật chơi. Bạn được quyền lựa chọn phát ngôn, bạn cho là nó hợp lý, hiệu quả và tốt dành cho bạn, nhưng bạn hãy nhớ rằng là không chỉ có 1 mình bạn xem mà người ta xem ở nơi nào đó có rất nhiều trẻ em, nên chúng ta nói gì, phát ngôn làm sao thì cũng phải chú ý đến điều này. Đó là điều anh vẫn thường dạy và chia sẻ trong những buổi chia sẻ về livestream cho những bạn học viên, học trò, các bạn MC, các bạn được quyền phát ngôn, các bạn được quyền thô tục trong mức cho phép và hài hước còn các bạn văng tục nhiều quá, nó sẽ trở thành con dao 2 lưỡi đến 1 lúc nào đó sẽ quay lại tác dụng ngược đến chính mình.
Trên cộng đồng mạng đã có rất nhiều rồi không riêng gì livestream, ví dụ như lên mạng cắt tóc, đốt xe, đốt nhà, chửi tục chửi thề, làm đủ trò,…nhưng cũng chỉ là 1 hiện tượng mạng ở giai đoạn nào đó chứ còn mà để đi lâu dài thì đó không phải là 1 bài toán thông minh. Bạn rất mau nổi tiếng, làm nhiều thứ chỉ để đổi lại lượt follow, nhưng để đi dài hơn thì anh chưa thấy hiện tượng mạng xã hội nào mà đi được lâu dài cả. Bởi ngay từ chiến lược truyền thông ban đầu đã đi sai rồi, huống gì đây chỉ là sự bộc phát ban đầu, vì cao hứng, bốc đồng và thích gây sự chú ý chứ còn về tầm nhìn chiến lược thì anh đánh giá là không. Quay trở lại với việc ‘livestream bán hàng’, bạn là người phát ngôn trên mạng xã hội để bán món hàng nào đó và bạn không phải chỉ bán trong hôm nay. Livestream bán hàng là cả 1 quá trình chứ không phải chỉ trong 1 ngày 1 bữa! Để mà bạn có được 1 tệp khách hàng mà ra nghìn đơn thì nó phải là 1 năm trời, 2, 3 năm chẳng hạn, khi mà bạn đã chuyên nghiệp và ưu tú trong lĩnh vực này. Nếu bạn chỉ xác định đây là 1 cuộc dạo chơi nhất thời trong giai đoạn dịch bệnh thì tôi khuyên bạn là không nên.
7. Mình có cách thức hay quy trình nào để livestream đạt được hiệu quả cao cũng như là tối ưu việc vận hành không thưa anh? Do có nhiều nhà bán hàng họ cũng muốn livestream nhiều lần trong tuần nhưng họ lại không đủ nguồn nhân lực, đội ngũ để thực hiện các bước như chốt đơn, tư vấn cho khách. Anh có cách nào để chia sẻ cũng như giúp họ cải thiện vấn đề này không ạ?
Khi mà mình đã livestream tốt rồi, mình tự tin cũng như là page của mình đã có nhiều lượt follow rồi thì mình sẽ trở thành hiện tượng mạng xã hội, mình có sản phẩm tốt nữa và có tiền để đầu tư thêm thiết bị như là camera chuyên nghiệp nè, mình setup studio để livestream bài bản, chuyên nghiệp hơn. Kế đến là khi bán hàng chốt đơn, thì việc kinh doanh cơ bản nhất là quản lý, vận hành, mà bây giờ là thời đại 4.0 rồi, mình không thể làm bằng sổ sách nữa, ngồi viết tay thì đến bao giờ mới xong? Trong khi mình có thể để dành năng lượng đó cho sự sáng tạo và tích cực khi livestream. Bây giờ công nghệ vượt trội hơn, có những phần mềm hỗ trợ cho các bạn livestream ví dụ như SHOPLINE, giúp bạn live 1 lần mà được trên nhiều nền tảng khác nhau, kế đó là sau mỗi buổi live mình cũng biết được mình bán được những sản phẩm nào, danh sách khách hàng cũng được hiện rõ trên hệ thống bán hàng.
Nếu bạn là chủ kinh doanh thì bạn phải biết những điều này, mình cần phải có 1 phần mềm quản lý bán hàng, mà anh nghĩ tốt nhất cứ liên hệ SHOPLINE đi, phần mềm này là trợ thủ đắc lực khi bán hàng online luôn ấy. Để khi kinh doanh mình có thể thấy rõ được dòng tiền ra vào, mỗi ngày mình báo được bao nhiêu, tháng sau mình bán được bao nhiêu để mình cố gắng cố gắng nhiều hơn, và mình cũng đánh giá được nguồn hàng mà mình nhập về thì sản phẩm nào bán tốt và sản phẩm nào không và tại sao. Hãy thường xuyên đặt câu hỏi cho những gì mình đang làm để có thể cân chỉnh làm sao cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng hay sản phẩm nào bán chưa tốt thì lý do là gì? Hay là xem lại cách mình đã livestream như thế nào để thu hút hơn cho các sản phẩm bán không tốt, mình có cần thay đổi giá cả hay quà không.
Tất tần tật các khâu được gói gọn lại và chỉ cần 1 phần mềm SHOPLINE ứng dụng cho các bạn, tất cả các đơn hàng được đẩy trực tiếp cho các đơn vị vận chuyển tiết. Hoạt động thanh toán cũng được tích hợp sẵn trên hệ thống với đa dạng phương thức thanh toán giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn mà chủ shop cũng dễ dàng quản lý. Vậy nên các bạn mà đang kinh doanh online hay bán hàng livestream thì hãy liên hệ SHOPLINE ngay, sở hữu cho mình 1 phần mềm bán hàng tốt nhất Châu Á hiện tại, đừng để những việc chốt đơn thủ công làm bạn tốn nhiều thời gian hay nặng đầu, hãy ‘để dành’, tập trung nguồn năng lượng tốt nhất để mà livestream tốt, vui vẻ, hào hứng, tương tác thu hút được nhiều khách hàng, để những việc phản hồi hay chốt đơn tự động cứ để phần mềm lo tất, bạn sẽ thấy việc kinh doanh của mình có nhiều biến chuyển liền.
Leave A Comment