Để việc kinh doanh online hiệu quả hơn, bạn phải trang bị cho mình nhiều công cụ hơn ngoài kênh bán hàng trực tuyến. Với những nhà đầu tư lâu dài, website là một công cụ vô cùng cần thiết. Nhưng làm thế nào để biết được website của mình có đang hoạt động hiệu quả hay không, xem qua 7 chỉ số đo lường dưới đây nhé.

1. Conversion rate (Tỉ lệ chuyển đổi)

Tỉ lệ chuyển đổi (CR – Conversion Rate) cho thấy được độ hiệu quả của website bán hàng khi viết dưới dạng chỉ số phần trăm, thông số này biểu thị tỉ lệ mà người tiêu  dùng truy cập và tương tác với trang web của bạn như đăng kí thành viên, điều form khảo sát, đặt hàng hay là thanh toán…trên tổng số người click vào trang web của bạn.

Chẳng hạn như trang web của bạn có 100 người truy cập hôm nay, 50 người trong số đó đã mua hàng, như vậy tỉ lệ chuyển đổi là 50%.

Tỉ lệ chuyển đổi cho thấy hiện tại các chiến dịch marketing, quảng cáo của bạn có đang hiệu quả hay không, có bao nhiêu người đã đăng kí làm thành viên,… Nếu tỉ lệ chuyển đổi của bạn đang thấp, hãy cải thiện các dịch vụ, sản phẩm hoặc xem lại các chiến dịch marketing của mình có tác động đến đúng đối tượng không nhé.

📍 Tại sao kinh doanh online cần có website bán hàng?

📍 7 Sai Lầm Nên Tránh Khi Tạo Website Bán Hàng

2. Google PageSpeed ​​Insights (Công cụ đo lường tốc độ website)

Nếu như muốn đo lường tốc độ website, chắc hẳn bạn không nên bỏ qua Google PageSpeed ​​Insights. Đây là công cụ cung cấp dữ liệu về hiệu suất hoạt động thời gian thực của một trang web bất kể bạn đang sử dụng giao diện desktop hay mobile. 

Bạn chỉ cần dán URL (đường link) của trang web muốn đo lường vào, công cụ sẽ chỉ ra ra điểm tốc độ tổng thể và phân loại xem trang web hoạt động nhanh, chậm hoặc trung bình dựa trên điểm tốc độ của nó. Ngoài ra, nó cung cấp một điểm tối ưu hóa đánh giá mức độ trang web tuân theo các phương pháp hay nhất về hiệu suất.

3. Traffic (Lưu lượng truy cập)

Traffic được hiểu đơn giản là lưu lượng truy cập của một website, ngày hôm đó có 100 người click vào đường link trang web bán hàng của bạn thì traffic là 100. Traffic website là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng, với mỗi người kinh doanh online, hẳn ai cần hướng đến mục tiêu là tìm cách tăng lượt truy cập, hay nói cách khác là kéo thêm traffic về cho website của mình. Để xem cách tăng lưu lượng website, truy cập vào đây nhé.

Tạo website bán hàng chuyên nghiệp chuẩn SEO – Tăng trưởng bán hàng online cùng SHOPLINE

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

4. Time on site (Thời gian trên trang)

Time on Site hay còn được gọi là thời gian trên trang, là số liệu hiển thị thời gian trung bình mà khách hàng dừng lại trên trang web của bạn.

Time on site càng cao càng chứng tỏ website của bạn đang đươc đánh giá tốt về nội dung, nội dung của bạn hữu ích và được khách hàng yêu thích. Khi khách hàng ở lại lâu hơn trên website, bạn càng có thêm cơ hội để khách xem nhiều sản phẩm hơn và bán được nhiều hàng hơn.

Ngược lại, nếu thời gian trên trang ngắn chứng tỏ website của bạn không thu hút, không giữ chân được khách hàng. Trong trường hợp này, bạn cần xem xét để tối ưu lại các vấn đề về giao diện thiết kế, nội dung truyền tải và điều hướng phù hợp cũng như xem lại nhóm đối tượng khách hàng mà mình hướng tới.

5. Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)

Bounce Rate (Tỷ lệ thoát) được định nghĩa là tỉ lệ người truy cập website chỉ truy cập đúng 1 trang và sau đó tắt website mà không click để đến bất kì một trang nào khác trên website. 

Tỷ lệ thoát có thể cung cấp thông tin chi tiết nhất về hiệu suất nội dung của bạn trên trang. Giảm tỷ lệ thoát sẽ giúp website tăng được lượng traffic và pageview, cũng như mở ra cơ hội chuyển đổi tốt hơn. Đồng thời, kiểm soát tỷ lệ này với các nguồn lưu lượng truy cập sẽ cho bạn biết nên lựa chọn công cụ quảng cáo nào cho chiến dịch tiếp thị của mình. 

6. Nguồn lưu lượng truy cập

Lưu lượng truy cập vào website được phân loại dựa trên nhiều nguồn khác nhau bởi vì khách hàng có thể đến từ mọi nơi. Một số nguồn cơ bản như:

  • Organic Traffic: Lưu lượng truy cập vào website từ các kết quả tìm kiếm tự nhiên trên Google.
  • Paid Search: Lượt truy cập vào website bằng kết quả quảng cáo Google Ads khi người dùng thực hiện một truy vấn trên công cụ tìm kiếm Google.
  • Social Traffic: Lưu lượng truy cập của người dùng đến từ các trang mạng xã hội (Google+, Facebook, Twitter,…)
  • Email: Nguồn traffic đến từ các liên kết đến website của bạn trên kênh Email marketing. 

Biết được nguồn truy cập của khách hàng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn hiện tại lượng khách hàng của bạn đến từ đâu, chiến dịch quảng cáo, chạy marketing của bạn có đang hiệu quả không và đưa ra các hướng phát triển/khắc phục.

Facebook Plugins

  •