Chúc mừng bạn đã mở cửa hàng trực tuyến đầu tiên của mình! SHOPLINE hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong việc cải thiện hoạt động kinh doanh trực tuyến. Cũng trong bài viết này, SHOPLINE đã thu thập một số sai lầm phổ biến mà những người mới bắt đầu làm quen với thương mại điện tử thường mắc phải và sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo để tránh.
Mục lục
- Sai lầm #1: Nghĩ Rằng Khách Hàng Sẽ Tự Động Ghé Thăm Cửa Hàng Của Bạn
- Sai lầm #2: Từ bỏ Tiếp Thị Thương Mại Điện Tử (E-commerce Marketing) quá dễ dàng
- Sai lầm #3: Không sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu lại (Re-targeting)
- Sai lầm #4: Không biết cách sử dụng Google Analytics
- Sai lầm #5: Trang web bán hàng dường như không đủ độ tin cậy để khách hàng đặt hàng
- Sai lầm #6: Không chú trọng đến tầm quan trọng của SEO
- Sai lầm #7: Tập trung quá nhiều vào một thuộc tính của cửa hàng
Sai lầm #1: Nghĩ Rằng Khách Hàng Sẽ Tự Động Ghé Thăm Cửa Hàng Của Bạn
Các chủ cửa hàng truyền thống thường nghĩ rằng việc sở hữu một cửa hàng trực tuyến sẽ giúp họ tăng lượng khách hàng và doanh thu một cách tự động. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều ngược lại, việc điều hành một cửa hàng trực tuyến đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để có thể thu hút được lưu lượng lớn khách truy cập vào cửa hàng.
Nhưng đừng lo lắng, khách hàng sẽ ghé thăm cửa hàng trực tuyến của bạn; chỉ là không phải ngay lúc này.
Hình dung điều này: Bạn đang cố gắng tìm kiếm và mua một sản phẩm trực tuyến, bạn sẽ làm điều gì trước tiên?
Bạn có thể sẽ thực hiện tìm kiếm trên Google và nhập các từ khóa đặc biệt dành riêng cho sản phẩm mà bạn nhớ khi nhìn thấy hoặc nghe thấy quảng cáo của sản phẩm đó và kết quả tìm kiếm rất có thể sẽ dẫn bạn đến cửa hàng trực tuyến mà bạn đang tìm kiếm. Cơ chế của tình huống giả định này rất rõ ràng – lý do tại sao bạn có thể đến đúng trang web là do trước đây bạn đã tiếp xúc với quảng cáo của nó, những quảng cáo đó để lại ấn tượng đủ sâu trong tâm trí bạn để giúp bạn sử dụng những từ khoá phù hợp trên các công cụ tìm kiếm – Bài học quan trọng cần rút ra: để khách hàng truy cập website bán hàng của bạn, trước tiên bạn phải làm cho họ quen với sản phẩm và sự hiện diện của thương hiệu bằng cách sử dụng quảng cáo trực tuyến, phương tiện truyền thông xã hội và các phương tiện thông tin truyền thông khác.
Sai lầm #2: Từ bỏ Tiếp Thị Thương Mại Điện Tử (E-commerce Marketing) quá dễ dàng
Tìm hiểu tầm quan trọng của quảng cáo chỉ là bước khởi đầu, một vấn đề khác quan trọng hơn và cần được thảo luận chính là phương pháp thực hiện; vì đó là điều mà không chỉ những chủ cửa hàng mới tham gia bán hàng trực tuyến mà cả những chủ cửa hàng trực tuyến nhiều kinh nghiệm mắc lỗi nhiều nhất.
Không thực sự chú trọng đến các chiến lược quảng cáo về mặt Thời gian, Năng lượng và Tiền bạc. Mặc dù có rất nhiều kênh đáng tin cậy có thể dẫn khách hàng đến cửa hàng của bạn, nhưng sẽ rất rủi ro nếu như bạn, một cách bất cẩn, chỉ phụ thuộc vào một kênh duy nhất. Cho dù đó là SEO, quảng cáo Facebook, tiếp thị lại (re-marketing) của Google – tất cả các chủ đề đều đòi hỏi rất nhiều nghiên cứu, vận hành và tối ưu hóa của riêng bạn để có thể được thực hiện thành công; và không nên chỉ dựa vào kết quả thử nghiệm ngắn hạn mà bỏ qua các tiềm năng chưa được khám phá và chưa được tận dụng của những kênh đó.
Câu hỏi: Nếu bạn đã trả tiền cho quảng cáo trên Facebook nhưng hiệu quả ngắn hạn không được như mong đợi, bạn có nên từ bỏ không?
Trả lời: KHÔNG!
Đây là lý do tại sao:
Trước hết, chúng ta phải tự hỏi mình, điều gì là “không như mong đợi”? Có phải là số lượng đơn đặt hàng không tăng đáng kể mặc dù bạn đã chi rất nhiều tiền vào quảng cáo? Trong trường hợp này, khả năng lớn nhất là mặc dù có nhiều lưu lượng truy cập hơn vào cửa hàng của bạn, nhưng nội dung và trải nghiệm mà trang web của bạn cung cấp không đủ hấp dẫn để khách hàng mua hàng. Đây là một vấn đề có thể quyết định sự thành công của cửa hàng bạn; nhưng dù sao đi nữa, điều quan trọng hơn hết là phải tiến tiếp tục giữ vững đà phát triển và không nên từ bỏ bất cứ điều gì. Hãy gắng sức cải thiện các thông tin được cung cấp và tinh chỉnh trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Tiến hành một vài nghiên cứu về quảng cáo của bạn, chỉnh sửa thiết kế và nội dung để kiểm tra phản ứng của khách hàng.
Tất cả những điều này cần phải có thời gian để đạt được kết quả mà bạn mong muốn. Vì vậy, hãy đảm bảo ưu tiên các kênh quảng cáo của bạn, thực hiện nó một cách chiến lược, cho nó thời gian để phát triển và phải có niềm tin vào kết quả đạt được.
Lập kế hoạch chiến lược dài hạn với các kênh này cho phù hợp và điều chỉnh nó theo thời gian để có kết quả tốt nhất. Chắc chắn sẽ tốn thời gian, nhưng rất đáng để thực hiện.
Sai lầm #3: Không sử dụng các công cụ nhắm mục tiêu lại (Re-targeting)
Chúng tôi nhận thấy rằng các cửa hàng có hiệu suất tốt hơn thường có tỷ lệ chuyển đổi từ 1-2%. Có nghĩa là cứ 100 khách hàng đã ghé thăm cửa hàng, 1 hoặc 2 khách hàng sẽ đặt hàng và hơn 90 khách hàng còn lại sẽ rời đi. Re-targeting có thể được sử dụng trong nhiều kênh quảng cáo như tiếp thị công cụ tìm kiếm, quảng cáo Facebook, mạng lưới hiển thị của Google, và nhiều hơn nữa.
Re-targeting là một công cụ được thiết kế để giúp các công ty tiếp cận 98% người dùng không chuyển đổi ngay lập tức. Họ có thể quan tâm đến sản phẩm của bạn nhưng chưa đủ thuyết phục để mua sản phẩm ngay tại lúc đó, nhưng nếu quảng cáo của bạn thu hút được sự quan tâm của họ trong tương lai, họ sẽ quay trở lại!
Dưới đây là một ví dụ về re-targeting trên Facebook:
Đây là cách hoạt động: đặt mã pixel re-targeting trên cửa hàng trực tuyến của bạn, bạn có thể nhờ các kỹ thuật viên của mình trợ giúp hoặc tự thực hiện một cách dễ dàng trong vòng 3 phút trên bảng điều khiển quản trị của SHOPLINE để thu hút khách hàng của bạn quay trở lại!
Sai lầm #4: Không biết cách sử dụng Google Analytics
Có rất nhiều bài báo hứa hẹn sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng các công cụ Google Analytics, nhưng thông thường khi bạn đọc xong những bài báo đó, bạn sẽ nhận ra rằng mình chẳng học được gì và đã lãng phí rất nhiều thời gian. Bạn nên vui mừng vì đây không phải là một trong những bài viết đó, bởi vì chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chính xác từng bước một những điều cần làm.
Thay vì theo dõi lưu lượng truy cập trang web của bạn đến từ đâu (từ quảng cáo, btw), điều quan trọng hơn là bạn phải đo lường kênh quảng cáo nào hoạt động tốt hơn và nhóm từ khóa nào giúp chuyển đổi doanh số bán hàng nhiều hơn; hãy giữ lại những cái thành công và loại bỏ những cái có hiệu suất kém.
Đây là bước đầu tiên dành cho những người bán hàng với quy mô nhỏ, nó cho phép bạn sử dụng nguồn vốn của mình hiệu quả hơn và có thể là bước tối ưu hóa đầu tiên của bạn. Bạn có thể tự hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chưa có bất kỳ đơn đặt hàng nào? Làm cách nào để biết kênh nào hoạt động tốt hơn?” Nếu đúng như vậy, bạn nên ưu tiên kiểm tra cấu trúc website bán hàng trước thay vì đo lường kênh quảng cáo của bạn.
Điều chỉnh việc phân phối quảng cáo cho phép bạn nhận được lưu lượng truy cập chất lượng. Khi khách hàng ghé thăm cửa hàng của bạn, bạn nên xác định ai trong số họ là người mua tiềm năng. Với sự trợ giúp của Google Analytics (GA), bạn có thể theo dõi hành vi của khách hàng trên trang web của mình và tìm ra các phần cần được cải thiện. Ví dụ: Nếu bạn phát hiện ra rằng khách hàng thường rời khỏi trang web sau khi họ truy cập vào một trang nào đó, thì đã đến lúc cần kiểm tra xem có điều gì đó không ổn với nội dung hoặc tốc độ tải trang, v.v.
Cuối cùng, Google Analytics có thể giúp bạn tính toán giá trị của đơn đặt hàng, cho bạn biết loại khách hàng nào mua nhiều hơn và mang đến giá trị cao hơn. Thông tin này sẽ giúp bạn tối ưu hóa đối tượng khách hàng.
Công cụ dữ liệu không phải chỉ dành cho các tập đoàn lớn. Trên thực tế, có rất nhiều công cụ phân tích dữ liệu miễn phí trên thị trường và công cụ phổ biến nhất là Google Analytics. Nếu bạn chưa thiết lập tài khoản Google Analytics, bây giờ chính là thời điểm hoàn hảo nhất!
Để bắt đầu thu thập dữ liệu từ trang web của bạn, hãy đặt mã pixel Google Analytics trên cửa hàng trực tuyến của bạn, bạn có thể nhờ các kỹ thuật viên của mình trợ giúp hoặc tự thực hiện một cách dễ dàng trên bảng điều khiển quản trị của SHOPLINE, và nó chỉ mất của bạn 3 phút!
Ngoài ra, Google Analytics còn có một tính năng bổ sung để theo dõi thương mại điện tử. Tuy nhiên, bạn phải biết cách chỉnh sửa HTML và mã hóa bằng JavaScript hoặc bạn có thể nhờ một nhà phát triển web có kinh nghiệm để trợ giúp – nhưng không cần phải băn khoăn nếu bạn không muốn, vì SHOPLINE sẽ giúp bạn – chỉ cần đăng nhập vào bảng quản trị của SHOPLINE, bạn sẽ nhận được các báo cáo thương mại điện tử cho phép bạn phân tích hoạt động mua hàng trên trang web của mình.
Sai lầm #5: Trang web bán hàng dường như không đủ độ tin cậy để khách hàng đặt hàng
Có rất nhiều cửa hàng online lừa đảo và không đáng tin trên mạng, điều đó khiến khách hàng cảm thấy rất rủi ro khi phải cung cấp thông tin thẻ tín dụng của họ; vậy, làm thế nào bạn có thể dẫn trước và phát triển một trang web tạo được cảm giác an toàn và có độ tin cậy cao cho khách hàng?
Dưới đây là một vài gợi ý:
1. Đảm bảo có trang Giới thiệu về chúng tôi (About us)
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của trang này; ngày nay, khách hàng hướng tới việc trải nghiệm thương hiệu: họ muốn biết họ đang mua hàng từ ai và triết lý kinh doanh của thương hiệu đó là gì – nếu thông điệp thương hiệu tạo được sự đồng cảm với khách hàng, thì cơ hội để khiến họ mua hàng sẽ càng cao hơn.
2. Kể câu chuyện thương hiệu (Brand Story)
Câu chuyện là một công cụ mạnh mẽ trong giao tiếp của con người và là một phương pháp đáng tin cậy để xây dựng lòng tin. Câu chuyện thương hiệu không chỉ là nội dung và lời tường thuật, câu chuyện còn vượt xa những gì được viết trên trang web. Nói cách khác, câu chuyện thương hiệu của bạn phải giải thích được mục đích tồn tại của thương hiệu; và khi khách hàng mua sản phẩm của bạn, họ cũng đang ủng hộ niềm tin thương hiệu của bạn.
3. Thiết kế Logo
Logo được sử dụng như là bộ mặt của một công ty. Nó thể hiện một cách trực quan bản sắc và phong cách độc đáo của thương hiệu.
Thật vậy, việc nhờ một nhà thiết kế tạo ra một logo có thể tốn kém, nhưng vẫn có nhiều tùy chọn khác cho bạn lựa chọn. Có sẵn rất nhiều nguồn trên mạng để bạn có thể tạo logo một cách miễn phí hoặc chỉ với giá rất thấp, khoảng $10 đô la.
Sau khi bạn đã có logo, nếu bạn cần thêm một logo banner, SHOPLINE cũng sẽ cung cấp các công cụ chỉnh sửa hình ảnh miễn phí để bạn sử dụng.
4. Chạy tài khoản Facebook và phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá Thương mại điện tử
Nghiên cứu cho thấy 55% người quyết định mua hàng sau thực hiện tìm kiếm và thăm dò trên mạng xã hội. Ngày nay, khách hàng sẽ tìm kiếm tài khoản Facebook của thương hiệu để kiểm tra các bài đánh giá sản phẩm và tương tác giữa khách hàng với cửa hàng để quyết định xem họ có muốn mua sản phẩm của cửa hàng hay không; Mặt khác, một tài khoản mạng xã hội trống rỗng không có bài đăng có thể làm mất lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu của bạn và kết quả là bạn có thể mất đi các đơn đặt hàng có tiềm năng.
5. Cung cấp thông tin liên hệ chi tiết
Khách hàng có thể sẽ thắc mắc về chi tiết sản phẩm của bạn, nên hãy đảm bảo rằng họ có thể liên hệ với bạn để có câu trả lời cho những thắc mắc đó.
Thiết kế website thông qua SHOPLINE sẽ cho bạn các trang web được trang bị Messengers, cho phép khách hàng liên hệ với người bán một cách thuận tiện. Ngoài ra, email vẫn là một phương thức liên hệ đáng tin cậy; và SHOPLINE đã hợp tác với G suite của Google để cho phép khách hàng liên hệ với bạn qua email.
Sai lầm #6: Không chú trọng đến tầm quan trọng của SEO
Chúng tôi đã đề cập rằng khách hàng sẽ không tự động truy cập trang web của bạn. Đa phần khách hàng đến với bạn chỉ vì họ đã có ấn tượng về thương hiệu của bạn và đã thông qua Google để tìm hiểu về thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn.
Một website chuẩn SEO ra rất cần thiết. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là cách hiệu quả nhất để khách hàng tìm thấy cửa hàng của bạn, đó là quá trình tối ưu hóa nội dung trực tuyến để cải thiện thứ hạng kết quả tìm kiếm và tăng khả năng hiển thị của cửa hàng từ những từ khoá nhất định.
Ví dụ: Nếu cửa hàng của bạn có tên là “Magic (Ảo thuật)”, rất có thể khi khách hàng tìm kiếm bạn, sẽ xuất hiện rất nhiều thông tin về ảo thuật gia hoặc các hướng dẫn về các trò ảo thuật; và sẽ khiến cho sự hiện diện của thương hiệu bạn bị chôn vùi. Đây có thể là một trường hợp cực đoan, nhưng nó cho thấy tầm quan trọng của SEO. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đưa các từ khóa nhắm mục tiêu vào nội dung trang web của mình. SEO là một chủ đề quan trọng và nên được chú trọng nhiều hơn; và hãy luôn nhớ rằng những người làm SEO giỏi nhất luôn phải liên tục nghiên cứu các từ khóa và phải rất kiên trì.
Sai lầm #7: Tập trung quá nhiều vào một thuộc tính của cửa hàng
Công thức để thành công trong Thương mại điện tử = Lưu lượng truy cập x Tỷ lệ chuyển đổi x Giá trị chuyển đổi x Tỷ lệ giữ chân
Nếu bất kỳ thuộc tính nào ở trên hoạt động tốt tại cửa hàng của bạn thì có nhiều cơ hội mang lại thu nhập doanh thu cao hơn; tuy nhiên, một trong những sai lầm mà các cửa hàng trực tuyến kém thành công thường mắc phải là họ tập trung quá nhiều vào một thuộc tính và bỏ qua sự phát triển chung.
Mỗi thuộc tính có lợi thế riêng của nó:
- Lưu lượng truy cập đến từ quảng cáo và các khách hàng thường xuyên.
- Tỷ lệ chuyển đổi được xác định bởi độ chính xác của quảng cáo và tỷ lệ hoàn tất đơn hàng của khách truy cập.
- Giá trị chuyển đổi được ước tính trên ROI (tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư) trên mỗi đơn đặt hàng.
- Tỷ lệ giữ chân khách hàng (Customer Lifetime Value – Giá trị vòng đời khách hàng) đại diện cho nhóm khách hàng “trung thành” và quyết định gắn bó với thương hiệu của bạn.
Sau khi được giải thích, có thể chắc chắn rằng tất cả các thuộc tính này đều có mối liên hệ với nhau và điều quan trọng là bạn phải quan tâm đến từng thuộc tính để việc kinh doanh Thương mại điện tử có thể phát triển mạnh mẽ và mang đến lợi nhuận cao.
Leave A Comment